|

Điều kiện du học New Zealand 2024: Tất cả những gì bạn cần biết 

Du học New Zealand đang trở thành lựa chọn hấp dẫn với sinh viên quốc tế nhờ chất lượng giáo dục hàng đầu và môi trường sống an toàn, thân thiện. Tuy nhiên, để có thể chạm đến ước mơ học tập tại xứ sở Kiwi, bạn cần nắm rõ các điều kiện du học New Zealand. Bài viết này, du học Đăng Huy sẽ cung cấp đầy đủ thông tin từ yêu cầu học vấn, chứng chỉ tiếng Anh, đến các bước chuẩn bị hồ sơ, giúp bạn có một mở đầu hành trình du học suôn sẻ và đầy tự tin. 

Nội dung chính

1. Lý do nên du học New Zealand?

Trước khi đi sâu vào chi tiết du học New Zealand nên học ngành nào, hãy cùng Du học Đăng Huy điểm qua những lợi ích mà du học sinh quốc tế sẽ nhận được khi chọn xứ sở Kiwi làm điểm đến cho quá trình học tập của mình.

Lý do nên du học New Zealand?
Lý do nên du học New Zealand?

1.1. Môi trường sống lý tưởng

New Zealand được biết đến là một trong những quốc gia có môi trường sống tốt nhất thế giới. Quốc gia này xếp hạng thứ hai theo Chỉ số Hòa bình Toàn cầu (Global Peace Index) và nằm trong top mười quốc gia có môi trường sống lý tưởng nhất. Đây là nơi bạn có thể tận hưởng cuộc sống an lành và chất lượng.

1.2. Chất lượng giáo dục hàng đầu

Nền giáo dục ở New Zealand được đánh giá cao nhờ vào việc luôn chú trọng trang bị và phát triển các kỹ năng cần thiết cho sinh viên. Các chương trình học tại đây không chỉ tập trung vào lý thuyết mà còn phát huy khả năng thực hành, giúp sinh viên sẵn sàng cho thị trường lao động toàn cầu.

1.3. Bằng cấp quốc tế

Bằng cấp từ các trường đại học và cao đẳng ở New Zealand được công nhận trên toàn thế giới. Nhờ vào việc ký kết Công ước Công nhận Bằng cấp Lisbon, bằng cấp từ New Zealand được chấp nhận tại hơn 50 quốc gia, đảm bảo giá trị và uy tín cho sinh viên tốt nghiệp.

1.4. Chính sách hỗ trợ sinh viên quốc tế

New Zealand có nhiều chính sách hỗ trợ du học sinh, bao gồm cả việc giúp sinh viên tìm kiếm việc làm thêm. Những chính sách này không chỉ giúp sinh viên trang trải chi phí sinh hoạt mà còn tạo cơ hội để tích lũy kinh nghiệm làm việc thực tế trong quá trình học tập.

1.5. Chính sách việc làm sau khi tốt nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp có thể ở lại New Zealand để tìm việc trong vòng 12 tháng. Sau khi có việc làm, sinh viên có thể xin visa làm việc với thời hạn tối đa là 2 năm.

2. Cần chuẩn bị những gì để đủ điều kiện du học New Zealand?

Nếu bạn đang tìm kiếm một điểm đến du học lý tưởng với chất lượng giáo dục hàng đầu và môi trường sống an toàn, New Zealand chính là lựa chọn hoàn hảo. Hãy cùng khám phá những điều kiện cần thiết để du học New Zealand, giúp bạn chuẩn bị tốt nhất cho hành trình học tập tại đất nước xinh đẹp này.

Cần chuẩn bị những gì để đủ điều kiện du học New Zealand?
Cần chuẩn bị những gì để đủ điều kiện du học New Zealand?

2.1. Thư mời nhập học 

Để xin visa sinh viên, bạn cần phải có thư mời học từ một cơ sở giáo dục tại New Zealand. Thư mời học này cần bao gồm các thông tin sau:

  • Tên khóa học và thời gian tối thiểu để hoàn thành khóa học đó
  • Khóa học đăng ký phải nằm trong danh sách của Cơ quan Quản lý Bằng cấp New Zealand (NZQA)

2.2. Yêu cầu giám hộ khi du học New Zealand dưới 13 tuổi

Nếu bạn dự định du học từ lớp 1 đến lớp 8 hoặc dưới 13 tuổi và muốn học tại một trường tư thục, bạn sẽ cần có người giám hộ. Người giám hộ có thể là cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp và họ sẽ phải xin visa giám hộ để có thể sống cùng và chăm sóc bạn trong suốt thời gian bạn ở New Zealand.

Cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp không bắt buộc phải xin visa để đi cùng bạn nếu bạn:

  • Đăng ký học tại một trường nội trú được Bộ Giáo dục New Zealand công nhận.
  • Học các lớp 7,8 hoặc ở độ tuổi từ 11 đến 13 tuổi tại bất kỳ cơ sở giáo dục nào được Bộ Giáo dục New Zealand công nhận.
  • Trẻ Em Từ 14 Đến 17 Tuổi
  • Nếu bạn ở độ tuổi từ 14 đến 17 hoặc đăng ký học từ lớp 9 đến lớp 12, cha mẹ hoặc người giám hộ có thể xin visa giám hộ đặc biệt để sống cùng và chăm sóc bạn tại New Zealand. Tuy nhiên, điều này không bắt buộc.

2.3. Trình độ học vấn 

2.3.1. IELTS bao nhiêu đủ điều kiện du học New Zealand?

  • Chương trình học: Diploma L5 và L6

Yêu cầu điểm IELTS: Tổng điểm 6.0 và không có kỹ năng nào dưới 5.5

Thành tích học tập tối thiểu: Hoàn thành lớp 12 với 50-60%

  • Chương trình học: Bachelor L7

Yêu cầu điểm IELTS: Tổng điểm 6.0 và không có kỹ năng nào dưới 5.5

Thành tích học tập tối thiểu: Hoàn thành lớp 12 với 60%

  • Chương trình học: Graduate Diploma L7

Yêu cầu điểm IELTS: Tổng điểm 6.0 và không có kỹ năng nào dưới 5.5

Thành tích học tập tối thiểu: Có bằng Cử nhân với 55-60%

  • Chương trình học: Bachelor L7 (Khác)

Yêu cầu điểm IELTS: Tổng điểm 6.5 và không có kỹ năng nào dưới 6.0

Thành tích học tập tối thiểu: Có bằng Cử nhân với ít nhất 60%

  • Chương trình học: Bachelor L7 (Khác)

Yêu cầu điểm IELTS: Tổng điểm 6.5 và không có kỹ năng nào dưới 6.0

Thành tích học tập tối thiểu: Có bằng Cử nhân với 60% và 2 năm kinh nghiệm làm việc

2.3.2. Điều kiện du học New Zealand theo bậc học

  • Điều kiện xin du học New Zealand trung học phổ thông

Độ tuổi: Từ 13 – 19 tuổi

Học vấn: Hoàn thành lớp 9 (cấp 2)

GPA: Từ 7.0 trở lên

  • Điều kiện xin du học New Zealand Dự bị Đại học

Học vấn: Hoàn thành lớp 11

IELTS: 5.0 – 5.5

Chuyển tiếp: Hoàn thành chương trình sẽ chuyển tiếp vào năm 1 chương trình Cử nhân

  • Điều kiện xin du học New Zealand bằng Cử nhân

Học vấn: Tốt nghiệp THPT

IELTS: 6.0 trở lên

  • Điều kiện xin du học New Zealand bằng Thạc sĩ

Học vấn: Tốt nghiệp Đại học

IELTS: 6.0 – 6.5

Thành tích: Yêu cầu tối thiểu 50-60%

  • Điều kiện xin du học New Zealand bằng MBA

Kinh nghiệm làm việc: Ít nhất 4 – 5 năm trong lĩnh vực liên quan

Học vấn: Tốt nghiệp Cử nhân

GPA: Điểm trung bình tối thiểu là 6.0

  • Điều kiện xin du học New Zealand bằng Tiến sĩ

Học vấn: Có bằng Thạc sĩ với điểm cao trong một lĩnh vực nghiên cứu liên quan

Yêu cầu bổ sung: Đề xuất nghiên cứu, thư giới thiệu và quy trình vận hành tiêu chuẩn

Kiểm tra trình độ tiếng Anh: Đảm bảo điểm cao trong các kỳ thi như IELTS hay TOEFL

Yêu cầu thêm: Kết quả GRE hoặc GMAT nếu bạn muốn học Nghiên cứu Quản lý hoặc Kinh doanh

Xem thêm:

2.4. Tài chính

Để được cấp visa sinh viên và giấy phép sinh viên, Bộ Di Trú New Zealand yêu cầu bạn phải chứng minh khả năng chi trả chi phí sinh hoạt trong suốt thời gian ở New Zealand.

2.4.1. Chứng minh về học phí

  • Du học sinh cần nộp bằng chứng đã thanh toán học phí cho trường. Điều này bao gồm thư mời nhập học và biên lai thanh toán học phí trong hồ sơ xin Visa.
  • Đối với du học sinh sống ngoài New Zealand, có thể không cần nộp bằng chứng thanh toán học phí cho đến khi visa được chấp nhận về nguyên tắc.

2.4.2. Chứng minh về sinh hoạt phí

  • Chứng minh số tiền tương đương 1.250 NZD sinh hoạt phí mỗi tháng nếu khóa học dưới 36 tuần.
  • Chứng minh số tiền tương đương 15.000 NZD sinh hoạt phí mỗi năm nếu khóa học trên 36 tuần.
  • Hoàn thành và nộp Đơn Cam kết Tài chính cho du học sinh – Financial Undertaking for a Student, đảm bảo chi trả toàn bộ chi phí sống tại New Zealand trong thời gian của visa, hoặc cung cấp quỹ của du học sinh hoặc đại diện của họ tại New Zealand.

2.4.3. Hướng dẫn chứng minh tài chính

Chứng minh bằng sổ tiết kiệm:

  • Sổ tiết kiệm nên được mở ít nhất 6 tháng trước ngày nộp visa, với kỳ hạn từ 6 – 12 tháng.
  • Sổ tiết kiệm mở lâu và có lịch sử giao dịch đều đặn sẽ dễ chứng minh nguồn tiền hơn, cho thấy sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho quá trình du học.

Các giấy tờ cần chuẩn bị:

  • Giấy xác nhận số dư tài khoản ngân hàng.
  • Sổ tiết kiệm ngân hàng.

Chứng minh bằng tài sản có giá trị và nguồn thu nhập:

  • Thu nhập có thể đến từ du học sinh hoặc người bảo trợ qua các giấy tờ về công việc hoặc kinh doanh.
  • Các tài sản có giá trị như nhà đất, chung cư, xe ô tô, chứng khoán, cổ phiếu cũng có thể được sử dụng.

Các giấy tờ cần chuẩn bị:

  • Giấy tờ chủ quyền nhà, đất và chung cư.
  • Hợp đồng cho thuê nhà + sao kê tiền cho thuê + giấy tờ thuế (nếu có).
  • Giấy chủ quyền xe ô tô, xe tải, ghe, tàu (nếu có).
  • Nếu người bảo trợ có kinh doanh: Giấy phép kinh doanh, biên lai thuế TNDN + GTGT (1-3 năm gần nhất), hợp đồng kinh tế.
  • Nếu người bảo trợ đi làm: Hợp đồng lao động, giấy xác nhận việc làm, bảng lương/sao kê lương 6 tháng gần nhất, sổ bảo hiểm (nếu có).
  • Nếu người bảo trợ có hùn vốn: Hợp đồng góp vốn, sao kê tiền lãi hàng tháng.

Chứng minh bằng bảo lãnh tài chính:

  • Dành cho những du học sinh có người thân ở New Zealand.
  • Người bảo lãnh cần có nguồn thu nhập ổn định và ký giấy cam kết bảo trợ tài chính cho du học sinh trong suốt thời gian học tập.
  • Lưu ý: Tất cả giấy tờ chứng minh tài chính cần được dịch thuật và công chứng.

2.5. Visa du học New Zealand

Quá trình chuẩn bị xin visa du học New Zealand yêu cầu nhiều thời gian và công sức. Dưới đây là các bước và thủ tục bạn cần biết:

2.5.1. Hồ sơ xin Visa du học New Zealand

Hộ chiếu: Phải còn hiệu lực ít nhất 3 tháng sau thời gian dự kiến lưu trú tại New Zealand.

Thư chấp nhận học tập: Thư này cần nêu rõ thời gian khóa học tối thiểu và tổng số học phí.

Thư xác nhận chỗ ở: Chứng minh rằng bạn đã có chỗ ở phù hợp tại New Zealand.

Chứng minh tài chính: Cần chứng minh rằng bạn có đủ tài chính để trang trải chi phí sinh hoạt và học tập trong suốt thời gian ở New Zealand.

Tài liệu học tập: Bao gồm bảng điểm, bằng cấp, văn bằng hoặc chứng chỉ liên quan.

Giấy khai sinh: Đã được dịch thuật và công chứng.

Bằng chứng sẽ rời New Zealand sau khi học xong: Chứng minh bạn có ý định trở về sau khi hoàn tất việc học.

Giấy xác minh từ cảnh sát: Dành cho những ai từ 17 tuổi trở lên, chỉ cần nộp nếu bạn dự định học trên 24 tháng.

2.5.2. Quy trình xin Visa du học New Zealand

Bước 1: Nộp đơn xin nhập học

Bước 2: Nhận thư mời và đóng học phí

Bước 3: Khám sức khỏe

Bước 4: Dịch tất cả các giấy tờ cần thiết sang tiếng Anh để nộp vào lãnh sự quán.

Bước 5: Nộp hồ sơ xin visa và đóng các khoản phí cần thiết cho lãnh sự quán.

Bước 6: Gửi hộ chiếu của bạn vào lãnh sự quán để kiểm tra và đóng dấu visa.

Bước 7: Chờ xét duyệt và nhận kết quả visa của bạn.

2.6. Giấy khám sức khỏe

Khám sức khỏe để du học là một bước kiểm tra tổng quát để đảm bảo bạn có sức khỏe tốt, không mắc các bệnh mạn tính hoặc bệnh truyền nhiễm, chứng minh rằng bạn đủ khả năng học tập và sinh sống tại nước ngoài. Bên cạnh đó, giấy khám sức khỏe giúp học sinh và sinh viên nắm rõ tình trạng sức khỏe hiện tại của mình.

2.6.1. Giấy tờ cần chuẩn bị khi đi khám sức khỏe

  • Ảnh chân dung: 2 tấm ảnh kích thước 04x06cm chụp trên nền màu trắng, thời gian chụp không quá 06 tháng trước ngày khám.
  • Giấy tờ tùy thân: Sinh viên cần mang theo chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu khi đi khám sức khỏe du học.

2.6.2. Địa chỉ khám sức khỏe du học New Zealand được công nhận bởi Bộ Di trú

  • Hanoi Family Medical Practice: 298 Kim Mã, Khu ngoại giao đoàn Vạn Phúc, Quận Ba Đình, Hà Nội.
  • International Organization for Migration (IOM) Hanoi: CMC Building (Main Office), 12A Duy Tân, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Family Medical Practice HCMC: 91 Nguyễn Hữu Cảnh, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.
  • International Organisation For Migration (IOM) HCM: 1B Phạm Ngọc Thạch, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
  • International SOS Ho Chi Minh City Clinic: 167A Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.

2.7. Hồ sơ xin nhập học

  • Hộ chiếu: Bản sao công chứng của trang đầu và trang cuối hộ chiếu.
  • Giấy khai sinh: Nếu chưa có hộ chiếu, bạn có thể nộp bản sao công chứng của giấy khai sinh.
  • Đơn đăng ký: Mẫu đơn nhập học cần được điền đầy đủ và cẩn thận. Bạn có thể điền trực tuyến hoặc trực tiếp tại các cơ sở hỗ trợ.
  • Chứng chỉ học tập: Đi kèm với đơn đăng ký, bạn cần nộp các chứng chỉ học tập và bằng cấp của mình.
  • IELTS hoặc chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương: Bạn cần chứng minh khả năng tiếng Anh của mình bằng các bài kiểm tra trình độ tiếng Anh.
  • Chứng chỉ GRE/GMAT/SAT: Tùy vào khóa học bạn đăng ký, bạn có thể cần nộp các chứng chỉ này:
    • Các khóa học đại học cần chứng chỉ SAT.
    • Các khóa học sau đại học cần chứng chỉ GRE.
    • Đối với một số khóa học kinh doanh ở New Zealand, thí sinh nên tham gia kỳ thi GMAT.
  • Chứng minh mục đích: Thư chứng minh mục đích học tập đóng vai trò quan trọng trong việc giới thiệu bạn là ai, lý do bạn quan tâm đến chương trình học tại New Zealand, và những thành tích học tập của bạn. Nó cần bao gồm: 
    • Sự quan tâm cụ thể đến chương trình học bạn đang đăng ký.
    • Mô tả về các thành tích học tập trước đây
    • Giải thích cách chương trình học này phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp dài hạn của bạn.
    • Một kết luận liên kết các điểm trên và nêu rõ lý do bạn xứng đáng có được một suất học tại trường đại học ở New Zealand.
  • Các tài liệu khác – Hoạt động ngoại khóa (nếu có)

Sau khi nộp đơn, trường đại học sẽ xác minh tài liệu của bạn. Nếu mọi việc suôn sẻ, bạn sẽ nhận được thư mời nhập học từ trường. Việc chuẩn bị kỹ lưỡng và đầy đủ các tài liệu trên sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong quá trình nộp đơn và tăng cơ hội được nhận vào các trường đại học tại New Zealand.

Xem thêm:

3. Điều kiện xin học bổng du học New Zealand

Các tổ chức giáo dục tại New Zealand có rất nhiều chương trình học bổng đa dạng nhằm giúp đỡ và tạo cơ hội học tập cho sinh viên trong nước và quốc tế. Dưới đây là điều kiện chinh phục học bổng du học New Zealand, hồ sơ cần chuẩn bị và gợi ý các chương trình học bổng mà có thể bạn sẽ quan tâm, giúp bạn tự tin bước vào hành trình du học.

 Điều kiện xin học bổng du học New Zealand
Điều kiện xin học bổng du học New Zealand

3.1. Điều kiện xin học bổng

  • Năng lực học tập: Học lực và thành tích học thuật luôn là tiêu chí quan trọng, được xét từ cao xuống thấp. Điểm học thuật càng cao, cơ hội nhận học bổng New Zealand càng nhiều.
  • Thời điểm nộp hồ sơ: Nộp hồ sơ sớm sẽ có ưu thế hơn so với nộp muộn. Ngay cả khi điểm học thuật của bạn cao hơn, nếu nộp hồ sơ muộn vẫn sẽ khó cạnh tranh.
  • Tiêu chí riêng: Một số học bổng đặc biệt sẽ có những tiêu chí riêng biệt cần phải đáp ứng.

3.2. Hồ sơ xin học bổng

  • Học bạ/bảng điểm: Điểm trung bình từ 7.5 trở lên, điểm càng cao càng có lợi thế.
  • Bằng tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp bậc học cao nhất hiện đang có.
  • Hộ chiếu: Hộ chiếu còn hạn sử dụng, có ảnh và chữ ký.
  • Tiếng Anh: Thường yêu cầu chứng chỉ IELTS. Các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế khác có thể được quy đổi tương đương.
  • Thành tích nghiên cứu và hoạt động ngoại khóa: Thành tích nghiên cứu khoa học, hoạt động ngoại khóa, và các bài viết nghiên cứu nếu có sẽ là một lợi thế.

3.3. Các chương trình học bổng giá trị

  • Học bổng Laurie Cameron – Đại học Victoria Wellington

Dành cho ứng viên nghiên cứu về sự tương tác giữa khu vực công và tư trong chính sách và quản lý.

Giá trị học bổng: 2.000 – 2.500 đô la.

  • Học bổng F A Hayek – Đại học Canterbury

Dành cho ứng viên đăng ký chương trình cấp bằng Danh dự và Thạc sĩ về Kinh tế và Khoa học Chính trị.

Giá trị học bổng: 16.500 đô la.

  • Học bổng Kathleen Ann Stevens – Đại học Lincoln

Áp dụng cho chuyên ngành khoa học động vật và khoa học.

Giá trị học bổng: Nhiều mức giá trị khác nhau.

  • Học bổng Cử nhân Quản lý Khách sạn Nhà hàng, Aspire2 International

Yêu cầu IELTS 5.5, tốt nghiệp THPT, GPA trung bình 6.0 trở lên.

Giá trị học bổng: 5.000 NZD dành cho sinh viên Việt Nam.

  • Học bổng Sau đại học, Auckland University of Technology (AUT)

Dành cho sinh viên có thành tích học tập xuất sắc bậc đại học.

Giá trị học bổng: Miễn và giảm học phí.

  • Học bổng chính phủ LEARN, MPI, New Zealand

Dành cho nhà nghiên cứu đạt thành tích cao, làm việc trong lĩnh vực giảm nhẹ khí nhà kính.

Giá trị học bổng: Tối đa 50.000 NZD mỗi năm trong hai năm, và khoảng 5.000 NZD cho vé máy bay và bảo hiểm.

  • Học bổng quốc tế, Đại học Massey

Dành cho ứng viên có bằng tốt nghiệp THPT (hệ cử nhân) hoặc bằng đại học (hệ sau đại học).

Giá trị học bổng: Tối đa 15.000 đô cho hệ cử nhân và 10.000 đô cho hệ sau đại học.

  • Học bổng PhD của Học viện Healthy Ageing và ĐH Waikato

Dành cho sinh viên muốn theo học toàn thời gian bậc Tiến sĩ Triết học (PhD) tại Đại học Waikato.

Giá trị học bổng: Lên đến 22.000 đô la mỗi năm + học phí trong tối đa 3 năm.

3.4. Các lưu ý khi xin học bổng

  • Thời gian xin học bổng

Kỳ học chính tại New Zealand bắt đầu vào tháng 1 và tháng 9.

Các chương trình học bổng thường được công bố trước nửa năm.

  • Chi phí xin học bổng

Phí apply hồ sơ xin học và xin học bổng dao động từ 200 – 400 NZD/lần, không hoàn lại.

Phí chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ, dịch thuật công chứng.

Phí hướng dẫn xin học bổng: Thông thường sinh viên không phải trả phí này, nhưng với các học bổng giá trị cao, có thể cần một khoản phí cho mentor – người hướng dẫn.

Xem thêm:

4. Điều kiện và trách nhiệm khi có giấy phép nhập cảnh

Khi đã được cấp giấy phép sinh viên, du học sinh cần tuân thủ các điều kiện sau đây suốt thời gian lưu trú tại New Zealand:

Điều kiện và trách nhiệm khi có giấy phép nhập cảnh
Điều kiện và trách nhiệm khi có giấy phép nhập cảnh

Đi học tại trường đã được phê duyệt: Sinh viên phải theo học tại trường đã được chỉ định trong giấy phép sinh viên. Tuy nhiên, nếu có nhu cầu thay đổi cơ sở đào tạo, sinh viên có thể nộp đơn xin thay đổi.

Sống chung với người bảo hộ (nếu có): Nếu sinh viên đi cùng người bảo hộ, họ phải sống chung với người đó theo quy định của pháp luật New Zealand.

Làm việc theo quy định: Sinh viên chỉ được phép làm việc như đã ghi trong giấy phép sinh viên và phải tuân thủ đúng luật pháp của New Zealand về lao động.

Thời hạn lưu trú: Sinh viên chỉ được phép lưu trú tại New Zealand trong thời hạn được quy định trong giấy phép sinh viên. Ngoài ra, cần chú ý đến các quy định khác về visa và giấy phép để đảm bảo tuân thủ đầy đủ các điều khoản.

Các thông tin quan trọng khác: Bên cạnh những điều kiện trên, du học sinh cần phải nắm rõ các thông tin khác về visa và giấy phép, bao gồm các quy định và thủ tục liên quan đến nhập cảnh, cư trú và các nghĩa vụ pháp lý khác tại New Zealand.

Thông qua việc tuân thủ những điều khoản này, du học sinh sẽ đảm bảo được sự hòa nhập tốt hơn và có môi trường học tập và sinh hoạt ổn định tại New Zealand.

5. Chi phí du học New Zealand năm 2024 tốn bao nhiêu tiền?

Du học New Zealand mang lại nhiều cơ hội học tập và phát triển, để chuẩn bị tốt cho hành trình này diễn ra suôn sẻ tốt đẹp, bạn cần nắm rõ các khoản chi phí du học New Zealand cần thiết. Dưới đây là những thông tin chi tiết về chi phí du học tại New Zealand, từ học phí đến chi phí sinh hoạt.

Chi phí du học New Zealand năm 2024 tốn bao nhiêu tiền?
Chi phí du học New Zealand năm 2024 tốn bao nhiêu tiền?

5.1. Học phí du học New Zealand 2024 tốn bao nhiêu tiền?

Học phí tại New Zealand phụ thuộc vào từng chương trình và cấp bậc học. Học phí chương trình đại học và chứng chỉ nghề thường cao hơn, trong khi học phí bậc trung học và tiến sĩ lại phù hợp hơn với túi tiền.

  • Bậc tiểu học và trung học: Trường công lập có mức học phí từ 11.000 đến 13.000 NZD/năm. Trường tư thục cao hơn, khoảng 25.000 NZD/năm.
  • Chứng chỉ nghề và cao đẳng: Chi phí dao động từ 12.425 đến 18.500 NZD/khóa.
  • Đại học: Học phí từ 22.000 đến 32.000 NZD/năm, tùy ngành học. Các ngành nghệ thuật, nhân văn, khoa học xã hội, quản lý hay kỹ sư thường có mức học phí từ 24.000 đến 28.000 NZD/năm, trong khi ngành khoa học và công nghệ dao động từ 26.000 đến 32.000 NZD/năm. Ngành y và thú y có học phí cao hơn và có thời gian đào tạo dài hơn.
  • Thạc sĩ: Chi phí học phí vào khoảng 26.000 đến 37.000 NZD/khóa.
  • Tiến sĩ: Sinh viên quốc tế chỉ trả mức học phí như sinh viên bản địa, khoảng 6.500 đến 9.000 NZD/năm cho hầu hết các ngành.
  • Nếu bạn có nhu cầu học tiếng Anh, mức học phí của chương trình tiếng Anh cơ bản là 300 NZD/tuần và khóa học chuẩn bị tiếng Anh Cambridge khoảng 5.100 NZD/khóa 12 tuần.

Một số trường đại học có thể thu thêm phí xử lý hồ sơ. Ví dụ, University of Auckland có thể thu thêm khoảng 1.065,6 NZD (khoảng 16,4 triệu đồng).

5.2. Chi phí sinh hoạt du học New Zealand 2024 tốn bao nhiêu tiền?

Một trong những yếu tố quan trọng khi du học New Zealand năm 2024 là chi phí sinh hoạt. Hồ sơ xin visa yêu cầu bạn phải chứng minh khả năng tài chính để trang trải chi phí cho khóa học.

Trước tiên, bạn cần chứng minh có ít nhất 15.000 NZD cho chi phí sinh hoạt trong năm đầu tiên. Trung bình, bạn sẽ cần khoảng 1.250 NZD mỗi tháng.

Chi phí sinh hoạt phụ thuộc vào lối sống cá nhân và thành phố bạn chọn. Các trường đại học ở New Zealand cung cấp ước tính chi phí sinh hoạt cho sinh viên quốc tế.

Cụ thể như sau:

  • Đại học Victoria: 18.000 – 27.000 NZD/năm
  • Đại học Otago: 15.000 – 17.000 NZD/năm
  • Đại học Massey: 15.000 – 18.000 NZD/năm

Bạn có thể giảm bớt chi phí bằng cách làm thêm. Hầu hết sinh viên quốc tế được phép làm việc 20 giờ mỗi tuần trong suốt quá trình học.

Các trường đại học có trung tâm việc làm và website hỗ trợ sinh viên tìm việc làm thêm, thực tập và việc làm chính thức sau khi tốt nghiệp.

Một số phí sinh hoạt điển hình khi du học New Zealand 2024:

Chi phí nhà ở: Bạn có nhiều lựa chọn về nhà ở như ký túc xá, nhà trọ, homestay… Chi phí nhà ở thay đổi theo khu vực. Giá thuê trung bình cho một căn hộ 3-4 phòng ngủ ở New Zealand là khoảng 440 NZD/tháng và ở Auckland là khoảng 510 NZD.

Chi phí ăn uống: Đại học Otago ước tính chi phí ăn uống hàng tuần cho một sinh viên tại các thành phố như sau:

  • Auckland: 64 NZD
  • Wellington: 64 NZD
  • Christchurch: 63 NZD
  • Dunedin: 65 NZD

Chi phí đi lại: Tất cả các thành phố ở New Zealand đều có hệ thống xe buýt và nhiều nơi sinh viên được hưởng giá ưu đãi. Auckland và Wellington có hệ thống giao thông công cộng hiện đại và tiện lợi nhất.

Chi phí giải trí: Du học New Zealand mang đến cơ hội khám phá các bãi biển, ngọn núi, rừng và sông hồ tuyệt đẹp miễn phí. Các hoạt động giải trí khác bao gồm biểu diễn ca nhạc trực tiếp, lễ hội, rạp chiếu phim ngoài trời, công viên, vườn hoa, bảo tàng và triển lãm,… Với thẻ sinh viên, bạn sẽ được hưởng ưu đãi từ các dịch vụ này.

Chi phí năng lượng: Một số thành phố có mùa đông lạnh, bạn cần sử dụng lò sưởi. Do đó, chi phí khí đốt và điện sẽ là khoản phí đáng kể bạn cần cân nhắc.

Chi phí điện thoại và internet: Ước tính chi phí điện thoại cho sinh viên tại New Zealand khoảng 19 NZD/tháng. Riêng internet, bạn có thể sử dụng miễn phí tại các trung tâm đô thị như Auckland, Wellington, Rotorua và Dunedin.

6. Lời kết

Du học New Zealand 2024 mở ra cánh cửa đến một thế giới giáo dục tiên tiến, môi trường sống an toàn và cơ hội việc làm rộng mở. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin đầy đủ và chi tiết về điều kiện du học New Zealand, từ đó giúp bạn xây dựng kế hoạch du học hiệu quả và hiện thực hóa ước mơ du học của mình.

Hãy nhớ rằng, du học là một hành trình dài đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và nỗ lực không ngừng. Hãy trang bị cho bản thân kiến thức, kỹ năng và sự quyết tâm để chinh phục những thử thách và gặt hái thành công trên con đường du học New Zealand của bạn.

Đừng quên ghé thăm chuyên mục Du học New Zealand để khám phá thêm nhiều thông tin hữu ích liên quan mà có thể bạn đang tìm kiếm nhé.

Chúc bạn có một hành trình du học tràn đầy niềm vui và thành công! 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *